Thành lập các BQLDA theo Luật Xây dựng năm 2014: Góp phần nâng cao hiệu quả dự án đầu tư, chất lượng công trình xây dựng
<html>\r\n <head>\r\n <title></title>\r\n </head>\r\n <body>\r\n </body>\r\n</html>
\r\n Trao đổi về những bất cập khi có quá nhiều BQLDA ở các cấp, các ngành, ông Nguyễn Thành Phong, Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết: Trước đây, các cơ quan đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư có thể thành lập BQLDA để quản lý thực hiện dự án từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi bàn giao đưa vào sử dụng. Các chủ đầu tư có quyền thuê các đơn vị là tổ chức, cá nhân để tư vấn quản lý dự án. Việc thực hiện quản lý dự án như vậy trong một thời gian dài đã không đảm bảo được tính chuyên nghiệp của các đơn vị thực hiện quản lý dự án theo yêu cầu của Luật Xây dựng, thậm chí bóp méo các điều kiện thực tế để dự án được thông qua; nhiều tổ chức quản lý dự án vừa tham gia quản lý dự án vừa tham gia giám sát thi công xây dựng đã không phân biệt được mức độ, tầm quan trọng của các công việc này, do vậy không tham mưu đúng, tham mưu trúng để hoàn thành mục tiêu của dự án.
\r\n\r\n
\r\n \r\n \r\n\r\n
\r\n\r\n Bên cạnh đó còn một nguyên nhân nữa xuất phát từ các cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án. Đó chính là việc các cá nhân tham gia quản lý dự án được tập hợp lại trong từng dự án riêng lẻ và giải tán sau khi hết nhiệm vụ, trong khi trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân không đồng đều, đặc biệt ở các địa phương vùng sâu vùng xa, khả năng tiếp cận với các dự án có hàm lượng khoa học kỹ thuật trung bình đến cao rất hạn chế. Chính vì thế nên các cá nhân tham gia BQLDA không thể giúp chủ đầu tư định hướng được quá trình đầu tư xây dựng. Đặc biệt, các cán bộ quản lý dự án tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu của các dự án có liên quan đến an toàn, dân sinh cộng đồng, các chương trình đòi hỏi tầm nhìn chiến lược cần được trang bị những kiến thức nền tảng trên các lĩnh vực liên quan, kinh nghiệm thực tế. Trong hầu hết các trường hợp, các cán bộ tại chỗ chưa đủ năng lực tham mưu thực hiện các nội dung đánh giá tính khả thi của dự án, đánh giá khả năng tài chính của dự án, đánh giá các tác động của dự án… mà chỉ cơ bản đáp ứng được các nội dung về đầu tư xây dựng công trình theo dự án có sẵn nhằm giải ngân hết nguồn vốn.
\r\n\r\n Để khắc phục những hạn chế trên, Luật Xây dựng năm 2014 đã quy định hình thức quản lý dự án tập trung, chuyên nghiệp để dễ dàng kiểm soát chất lượng và đánh giá hiệu quả đầu tư. Trên tinh thần tiếp thu các điều khoản của Luật Xây dựng năm 2014 và các Văn bản hướng dẫn dưới Luật, các cấp, ngành tỉnh Điện Biên đã tích cực phối hợp thực hiện và ban hành các hướng dẫn để UBND các cấp có cơ sở tái cơ cấu, thành lập mới các BQLDA theo quy định của Luật.
\r\n\r\n Theo đó, thời gian tới Điện Biên sẽ thành lập 3 BQLDA chuyên ngành trực thuộc UBND tỉnh (BQLDA các công trình dân dụng và công nghiệp; BQLDA các công trình giao thông, BQLDA các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn) và 10 BQLDA khu vực trực thuộc 10 huyện, thị xã, thành phố. Đối với một số BQLDA có tính chất đặc thù, dự án có quản lý sử dụng nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)… vẫn tiếp tục duy trì hoạt động đến khi hoàn thành nhiệm vụ mới giải thể; việc thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án tuân thủ các quy định của nhà tài trợ, quy định của chương trình trên cơ sở không trái với các quy định của Luật Xây dựng.
\r\n\r\n Nhằm tạo sự linh hoạt trong quá trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng như xem xét đến tính chất đơn giản của các dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình xây dựng quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng, dự án có sự tham gia của cộng đồng… thì các chủ đầu tư có thể sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn có sẵn để trực tiếp quản lý dự án, góp phần giảm tải cho các BQLDA chuyên nghiệp. Trên thực tế tại địa bàn tỉnh Điện Biên có nhiều dân tộc sinh sống đan xen, trình độ cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp thu vận dụng các quy định của Luật chưa cao nên đối với tất cả các dự án do UBND cấp xã làm chủ đầu tư, công tác quản lý dự án được ủy thác cho các BQLDA khu vực trực thuộc huyện nơi có xã đó thực hiện quản lý dự án.
\r\n\r\n Sau khi thành lập, các BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực có trách nhiệm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: làm chủ đầu tư, được trực tiếp tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng, bàn giao công trình xây dựng hoàn thành kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành, nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu. Trong các chức năng được nêu tại Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành dưới Luật, có hai chức năng đáng lưu ý mà các BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực được giao là chức năng chủ đầu tư và chức năng trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình trong trường hợp được giao. Đây là hai chức năng, nhiệm vụ hoàn toàn mới đòi hỏi bộ máy BQLDA phải được tổ chức hết sức uyển chuyển, vừa có tính tham mưu vững chắc nhằm đáp ứng được các dự án có tính chất quy mô khác nhau theo từng thời điểm, vừa đảm bảo vận hành hiệu quả lâu dài, dễ quản lý. Việc tổ chức bộ máy uyển chuyển được thể hiện ở chỗ mỗi dự án hoặc công đoạn quản lý dự án phải có giám đốc quản lý dự án do giám đốc BQLDA bổ nhiệm và miễn nhiệm. Ngoài ra, chức năng nhận ủy thác quản lý dự án về cơ bản cũng khiến cho bộ máy các BQLDA phải được tổ chức giống như một đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập thực hiện tư vấn quản lý dự án, có hội đồng quản lý chuyên nghiệp như các công ty TNHH hoặc các công ty cổ phần.
\r\n\r\n Luật Xây dựng năm 2014 đã nêu rõ, trước khi trình thẩm định thiết kế xây dựng, chủ đầu tư phải lập quy trình vận hành, quy trình bảo trì công trình kèm theo các tính toán chi phí cho công tác vận hành, chi phí cho công tác bảo trì. Tại một số nơi, công tác quản lý hậu đầu tư không được coi trọng dẫn đến hậu quả công trình được đầu tư xong không biết ai là chủ sở hữu, không có đơn vị nào đứng ra bảo trì gây hư hỏng xuống cấp ngay cả khi chưa quyết toán bàn giao xong. Đây là một trong những chức năng, nhiệm vụ mới khá khó khăn mà các BQLDA được giao thực hiện trong bối cảnh nguồn lực đầu tư công có hạn, trình độ chuyên môn của các cá nhân tham gia quản lý dự án chưa đáp ứng, đặc biệt là các BQLDA ở vùng sâu vùng xa, nhận thức của cán bộ viên chức còn hạn chế.
\r\n\r\n Đối với các tổ chức thực hiện tư vấn quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ phải được phân hạng theo quy định gồm 3 hạng: I, II và III. Các BQLDA không cần phân hạng như vậy nhưng có yêu cầu về quy mô số lượng nhân sự tối thiểu, yêu cầu về năng lực đối với Giám đốc quản lý dự án và người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn.
\r\n\r\n Các BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực được thực hiện tư vấn quản lý dự án cho các dự án khác trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án được giao, có đủ điều kiện về năng lực thực hiện. Điều này có nghĩa là phạm vi hoạt động của các BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực rộng hơn các đơn vị tư vấn quản lý dự án: các BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực có thể thực hiện quản lý dự án với tất cả các loại nguồn vốn hoặc chủ động thuê tư vấn quản lý dự án theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng; trong khi đó các tổ chức tư vấn quản lý dự án chỉ được thực hiện quản lý dự án với các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ hoặc được các BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực thuê để đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án.
\r\n\r\n Việc triển khai thực hiện Luật Xây dựng năm 2014 đối với lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng chắc chắn không tránh khỏi một số bất cập, thậm chí khó khăn trong triển khai, song với sự quan tâm của các cấp ngành, sự đồng lòng của toàn hệ thống chính trị chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dự án đầu tư, chất lượng công trình xây dựng, phòng chống thất thoát, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
\r\n\r\n Tác giả: Nguyễn Thành Phong - Phạm Duy Linh, Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên
\r\n\r\n Nguồn bài viết: Báo Điện Biên Phủ
\r\n
\r\n
\r\n \r\nBáo Điện Biên Phủ
Nguồn tin: